Tổng Hợp Các Loại Phanh Cầu Trục Trong Nhà Xưởng

Cầu Trục CSC
0

Hiện nay, cầu trục là thiết bị được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong nhà xưởng. Được sử dụng phổ biến là thế nhưng nhiều người vẫn chưa biết phanh cầu trục là gì và các loại phanh cầu trục phổ biến hiện nay. Hãy cùng Top1 Cranes khám phá các loại phanh cầu trục thông qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu phanh cầu trục là gì?

Phanh cầu trục là một bộ phận có chức năng điều chỉnh vận tốc và chiều cao của palang cầu trục khi đang nâng hạ máy móc, thiết bị. Phanh hãm có vai trò đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng và hỗ trợ cho quá trình vận hành của cầu trục. Mỗi loại phanh cầu trục có chức năng, đặc điểm riêng.

Gợi ý một số loại cầu trục phổ biến:

  • Cầu trục dầm đơn
  • Cầu trục dầm đôi
  • Cầu trục monorail

Phân loại các loại phanh cầu trục hiện nay

Phân loại phanh cầu trục rất quan trọng trong quá trình sử dụng cầu trục. Nắm được thông tin, đặc điểm các loại phanh giúp bạn sử dụng chúng được hiệu quả, an toàn hơn.

Hướng dẫn phân loại các loại phanh cầu trục
Hướng dẫn phân loại các loại phanh cầu trục

Phân loại phanh theo nguyên tắc hoạt động

Dựa vào nguyên tắc hoạt động, phanh được chia làm 2 loại chính là phanh đóng và phanh mở.

  • Phanh đóng là loại phanh luôn luôn hoạt động trừ khi cơ cấu hoạt động.
  • Phanh mở là loại phanh chỉ làm việc khi có tác động của các ngoại lực.

Phân loại phanh theo cấu tạo

Theo cấu tạo, phanh được chia làm 4 loại phổ biến là phanh má, phanh đai, phanh đĩa, phanh côn.

Phanh má

Phanh má là loại phanh được sử dụng nhiều nhất trong thiết bị cầu trục. Với dạng máy nâng người ta chủ yếu sử dụng loại phanh hai má ngoài được đặt đối xứng với bánh phanh, không gây uốn trục và giúp mô men phanh quay theo hai chiều quay bằng nhau. Momen của phanh được tạo ra bởi các lực ma sát giữa các bánh phanh và má phanh. Dẫn động của phanh là động cơ, điện, khí nén hoặc thủy lực.

Để giảm kích thước, lực phanh và tạo mô men phanh lớn thì người ta sẽ sử dụng vật liệu chuyên dùng để làm má phanh có hệ số ma sát cao, tính mài mòn tốt và hoạt động ổn định ở nhiệt độ môi trường cao. Những tấm băng này sẽ được gắn vào má phanh bằng đinh tán đồng hoặc nhôm sao cho đầu của đinh tán thụt vào so với mặt bằng một nửa chiều dày băng.

Thông tin chi tiết các loại phanh cầu trục
Thông tin chi tiết các loại phanh cầu trục

Phanh đai

Phanh đai thì có cấu tạo đơn giản hơn phanh má. Mô men phanh được tạo ra bởi lực ma sát giữa đai phanh và bánh phanh. Tuy nhiên phanh đai có chỉ số an toàn thấp, dễ gặp sự cố khi sử dụng nên ít người lựa chọn. Loại phanh này được sử dụng cho các cơ cấu di chuyển và quay, không thích hợp sử dụng cho cơ cấu nâng hạ.

Phanh đĩa và phanh côn

Hai loại phanh đĩa và phanh côn được sử dụng trong palang cầu trục nhiều hơn so với phanh má và phanh đai. Bên cạnh các loại phanh trên thì cầu trục còn có nhiều loại phanh khác như phanh điện tử, phanh thủy lực, phanh tay, phanh cơ,... Tùy theo nhu cầu sử dụng và cấu tạo của cầu trục mà người ta sẽ thiết kế, lắp đặt loại phanh phù hợp.

Khi nào cần thay phanh cầu trục?

Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của phanh trong cấu tạo và hoạt động của cầu trục trong sản xuất. Nếu bộ phận này gặp vấn đề thì đồng nghĩa việc an toàn của người và hàng hóa đều bị ảnh hưởng. Do đó trong quá trình sử dụng, kỹ thuật viên điều khiển cần thường xuyên kiểm tra mức độ hao mòn của phanh. Phanh cần được thay trong các trường hợp sau:

Khi nào phanh cầu trục cần được thay
Khi nào phanh cầu trục cần được thay

Nếu phanh có dấu hiệu hư hỏng hoặc hao mòn quá mức thì cần được thay mới.

Đặc biệt lưu ý tới độ hở giữa má phanh, đai phanh với bánh phanh, độ dày của phanh với những điểm tiếp xúc chịu ma sát lớn,...

Trong quá trình sử dụng cần xác định rõ giữa phanh cho cơ cấu nâng dưới móc cẩu như gầu ngoạm và phanh vận hành.

Các loại phanh cầu trục cần được loại bỏ

Để bạn có thể nhận biết khi nào cần thay phanh cầu trục, sau đây là những trường hợp bạn cần loại bỏ phanh cầu trục:

  • Đối với má phanh bạn cần loại bỏ khi: má phanh mòn không đều, má phanh mòn đến đinh vít giữ má phanh, má phanh không hở đều. Bánh phanh bị mòn sâu quá 1mm, phanh xuất hiện vết rạn nứt, phanh làm việc mà má phanh chỉ tiếp xúc với bánh phanh một góc nhỏ hơn 80% so với góc quy định. Độ hở giữa bánh phanh và má phanh lớn hơn 0.5mm trong khi đường kính bánh phanh từ 150-200mm.
  • Đối với phanh đai bạn cần loại bỏ khi: phanh đai xuất hiện vết hở, độ hở giữa bánh phanh và đai phanh nhỏ hơn 2mm và lớn hơn 4mm. Khi bánh phanh bị mòn hơn 30% chiều dày ban đầu của vành bánh phanh thì cần được thay mới. Khi đai phanh bị mòn quá 50% so với chiều dày ban đầu hoặc khi phanh làm việc đai phanh chỉ tiếp xúc với bánh phanh và bán phanh mòn không đồng đều.

Các loại phanh cầu trục cần được loại bỏ
Các loại phanh cầu trục cần được loại bỏ

Bài viết trên là tất cả nội dung liên quan tới các loại phanh cầu trục. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn thêm phần hiểu biết hơn về phanh cầu trục. Nếu bạn còn thắc mắc về sản phẩm hoặc có nhu cầu thay phanh cầu trục thì hãy liên hệ với Top1 Cranes ngay nhé.

Đăng nhận xét

0Nhận xét
Đăng nhận xét (0)
Đọc tiếp: