Tủ điện điều khiển cầu trục gồm những bộ phận nào

Cầu Trục CSC
0

Để cầu trục có thể vận hành theo ý định của người điều khiển, cầu trục cần trang bị tủ điện - nơi xửu lý các thông tin điều khiển từ người vận hành. Vậy tủ điện cầu trục có những chi tiết nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1, Tủ điện cầu trục là gì?

Tủ điện cầu trục là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống cầu trục, nó có chức năng cung cấp nguồn điện và điều khiển các động cơ nâng hạ di chuyển dọc và ngang của cầu trục. Tủ điện cầu trục được tích hợp biến tần để điều chỉnh tốc độ và momen xoắn của động cơ dầm biên và xe con (hoặc pa lăng), giúp cầu trục hoạt động một cách nhẹ nhàng, ổn định và tiết kiệm năng lượng.

Tử điện cầu trục

2. Cấu tạo của tủ điện cầu trục

Tủ điện điều khiển cầu trục gồm có những bộ phận sau:

  • Biến tần: thiết bị điều chỉnh tốc độ và momen xoắn của động cơ bằng cách biến đổi điện áp và tần số AC. Biến tần giúp làm mềm chuyển động, tiết kiệm năng lượng, giảm rung động và tiếng ồn của động cơ.
  • Contactor: là thiết bị đóng ngắt các mạch điện động lực và điều khiển. Contactor có thể được kích hoạt bằng nút nhấn, rơle, biến tần hoặc các thiết bị khác.
  • Khởi động từ tổng: cấp nguồn động lực cho toàn bộ cầu trục, sử dụng nút dừng khẩn cấu khi có sự cố.
  • Aptomat: là thiết bị bảo vệ quá tải, ngắn mạch, thấp áp, quá áp cho các mạch điện. Aptomat có thể tự động ngắt mạch khi có sự cố hoặc được ngắt bằng tay.
  • Điện trở xả: là thiết bị dùng để xả năng lượng dư thừa của biến tần khi động cơ dừng hoặc giảm tốc. Điện trở xả giúp bảo vệ biến tần khỏi quá áp và kéo dài tuổi thọ của biến tần.
  • Bảo vệ mất pha: là thiết bị dùng để phát hiện và ngắt mạch khi có sự lệch pha, mất pha hoặc ngược pha trong các mạch ba pha. Bảo vệ mất pha giúp bảo vệ các thiết bị khỏi hư hỏng do sự không cân bằng của dòng điện.
  • Rơ le điều khiển tốc độ di chuyển cần trục: rơ le được kết nối với biến tần có tác dụng để thay đổi tốc độ và chiều tiến lùi cầu trục.
  • Các thiết bị khác: diode mở phanh, máy biến áp, cầu đấu, dây đi tủ, sơ đồ mạch điện…vv

Lưu ý:

Tủ điện điều khiển chế tạo phù hợp với nhiều tải trọng cầu trục khác nhau như 1 tấn, 2 tấn, 3 tấn, 5 tấn, 7,5 tấn cho đến 120 tấn.

Kiểu điều khiển : bằng tay bấm điều khiển từ xa, bằng tay trang (cabin), tay bấm gắn liền palang.

Công suất máy khác nhau sẽ dùng tủ điện khác nhau

3. Các lưu ý khi lắp đặt tủ điện cầu trục

Lắp đặt tủ điện cầu trục là một công việc khó cần phải người có hiểu biết thao tác để đảm bảo thiết bị hoạt động tốt nhất. Bởi tử điện điều khiển có vai trò như một bộ não của cầu trục khi vận hành. Dưới đây là một số lưu ý khi lắp đặt tủ điện cầu trục mà bạn cần phải quan tâm:

- Chọn thiết bị trong tủ điện chính hãng, có chất lượng cao và phù hợp với công suất, tốc độ, tải trọng và điều kiện làm việc của cầu trục.

- Chọn vị trí lắp đặt tủ điện sao cho thuận tiện cho việc sửa chữa, bảo dưỡng và kiểm tra. Tủ điện nên được lắp đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ và xa các nguồn nhiệt, ẩm, bụi bẩn.

- Lắp đặt tủ điện theo sơ đồ mạch điện có sẵn hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Kết nối các dây dẫn, thiết bị điều khiển, đóng cắt, bảo vệ một cách chính xác và chắc chắn.

- Kiểm tra kỹ các thiết bị trong tủ điện trước khi đưa vào sử dụng. Kiểm tra xem có sự lệch pha, mất pha, ngược pha hay không. Kiểm tra xem có quá áp, quá tải, ngắn mạch hay không. Kiểm tra xem các thiết bị an toàn như aptomat, bảo vệ mất pha, điện trở xả có hoạt động tốt hay không.

- Thực hiện các biện pháp an toàn khi lắp đặt tủ điện cầu trục. Cần ngắt nguồn điện trước khi lắp đặt hoặc sửa chữa. Cần mang các dụng cụ bảo hộ như găng tay, kính mắt, giày bảo hộ. Cần có người giám sát và hỗ trợ khi lắp đặt.

Đăng nhận xét

0Nhận xét
Đăng nhận xét (0)
Đọc tiếp: