Sự phát triển của ngành cơ khí trong thời kỳ mới và vai trò của cầu trục

Cầu Trục CSC
0

Ngành cơ khí là một ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong thời kỳ kinh tế phát triển như hiện nay, ngành cơ khí càng trở nên quan trọng và cần được đầu tư nhiều trong bị máy móc hiện đại để việc sản xuất thiết bị cơ khí, máy móc được tối ưu và năng suất hơn. Nhiều các thiết bị máy móc hiện đại đã ra đời để phục vụ cho ngành này nổi bật trong đó là thiết bị cầu trục. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự phát triển của ngành cơ khí trong thời kỳ mới và vai trò của cầu trục - một thiết bị hữu ích trong các nhà máy cơ khí.

Sự phát triển của ngành cơ khí trong thời kỳ mới

Theo báo cáo từ Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), năm 2020, do tác động của dịch bệnh, gần 50% số doanh nghiệp thuộc hiệp hội có doanh thu sụt giảm mạnh. Song bằng các giải pháp linh hoạt ứng phó nhanh với những khó khăn nhiều doanh nghiệp đã chủ động ổn định sản xuất, sắp xếp lại bộ máy quản lý; từ đó, vẫn có được những đơn hàng, vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của dịch bệnh. Đến nay, về cơ bản, các doanh nghiệp đã tìm kiếm được nguồn hàng, kết nối lại với các bạn hàng xuất khẩu và từng bước phục hồi.

Theo các doanh nghiệp cơ khí điện, trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn cũng mang lại một phần cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí trong nước tăng thị phần tại thị trường nội địa khi nhiều doanh nghiệp từ các ngành sản xuất chuyển sang sử dụng máy móc nội địa. Từ thực tế phát triển này của thị trường các doanh nghiệp trong ngành cũng đã liên kết lại để hình thành chuỗi cung ứng máy móc Việt Nam với triển vọng phát triển thị trường rất lớn. Đơn cử như dự án liên kết phát triển cung ứng máy sản xuất khẩu trang, trang thiết bị bảo hộ y tế với nhu cầu cung ứng lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

Thực tế cũng cho thấy khi dịch bệnh xảy ra, nhiều doanh nghiệp cho hay đã thay đổi kế hoạch và chiến lược kinh doanh để có thể tồn tại và phát triển. Trước đây việc chuyển giao công nghệ thường sẽ do nước ngoài làm, nhưng trong năm vừa qua nhiều doanh nghiệp đã tận dụng hết các điều kiện năng lực hiện có, tái cấu trúc, thay đổi quy trình cốt lõi, sử dụng máy móc trang thiết bị nội địa để có thể chủ động hơn trong sản xuất. Để giúp nhau vượt qua khó khăn cộng đồng doanh nghiệp cũng đã nỗ lực giúp nhau thông qua việc chia sẻ đơn hàng, giảm giá gia công lẫn sản phẩm.

Hiện nay, doanh nghiệp sản xuất linh kiện ngành cơ khí trong nước cũng có năng lực khá tốt tại một số lĩnh vực như: Khuôn mẫu các loại, linh kiện cơ khí, dây cáp điện, linh kiện nhựa, cao su kỹ thuật... Thêm vào đó, nhu cầu của thị trường công nghiệp hỗ trợ (CNHT) rất lớn nên nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất, chú trọng phát triển các dòng sản phẩm chất lượng, phục vụ doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hướng vào xuất khẩu sản phẩm cơ khí.

Có thể thấy, với việc kiểm soát dịch bệnh tốt, tham gia nhiều FTA năm 2021 dù còn nhiều khó khăn song vẫn được xem là một năm nhiều kỳ vọng cho phát triển ngành cơ khí.

Ưu điểm của cầu trục trong ngành cơ khí

Cầu trục được biết đến làm một thiết bị vô cùng hữu ích với các xưởng sản xuất, nhà mấy sản xuất. Nó giúp việc nâng hạ hàng hóa, phôi, vật liệu kim loại trọng lượng lớn trở nên dễ dàng hơn. Thông thường sức nâng của các thiết bị cầu trục từ 1 tấn đến 500 tấn bởi thế mà nó có thể đáp ứng được hầu hết các nhu cầu nâng hạ từ cơ bản đến phức tạp. Cầu trục có nhiều ưu điểm trong ngành cơ khí, chúng ta sẽ điểm qua một số ưu điểm sau:

- Cầu trục có phạm vi hoạt động rộng có thể nâng hạ, di chuyển trái phải, tiến lùi linh hoạt giúp bốc xếp các loại vật tư và lắp được nhiều loại thiết bị dỡ hàng dễ dàng và hiệu quả. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình sản xuất, xếp dỡ hàng hóa trong các hoạt động sản xuất và lưu trữ.

- Cầu trục có độ bền và tuổi thọ cao, được thiết kế và lắp đặt theo các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được nghiên cứu và chứng minh. Vì thế mà độ an toàn gần như là tuyệt đối. Thêm nữa trong quá trình sản xuất thì khả năng chịu được các tác động của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, bụi bẩn, gió, mưa… tốt hơn các thiết bị khác.

Một vài ví dụ cụ thể để so sánh việc nâng hạ truyền thống và nâng hạ bằng cầu trục

Để minh họa cho các ưu điểm của cầu trục trong ngành cơ khí, chúng ta sẽ xem xét một số ví dụ cụ thể sau:

Ví dụ 1: Nâng hạ một khối thép có khối lượng 3 tấn từ mặt đất lên cao 3 mét thì nếu như sử dụng phương pháp truyền thống bằng các loại pa lăng xích kéo tay bạn sẽ cần rất nhiều người để chế tạo các điểm tỳ và ràng buộc vật sao cho chắc chắn. Điều này sẽ rất mất thời gian và tính an toàn không cao. Còn khi bạn sử dụng cầu trục thì bạn chỉ cần 1 người vận hành là đủ, tất cả những điều cần làm là bấm nút và làm theo hướng dẫn vận hành.

Ví dụ 2: Trong nhà máy sản xuất khuôn đúc, khi máy cnc gia công xong khuân thì sẽ cần người khuân và vận chuyển khuân đến vị trí quy định. Với một chiếc khuôn khoảng 3 tấn thì việc vận chuyển sẽ cần sức của khoảng 10 người và cần nhiều các công cụ hỗ trợ như xe đẩy, pa lăng xích kéo,... Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng cầu trục thì bạn chỉ cần 1 người là đủ.

Từ đó ta thấy được rằng, thiết bị cầu trục đã góp phần rất lớn trong sự phát triển của ngành cơ khí tại Việt Nam nói riêng và ngành cơ khí thế giới nói chung.

Đăng nhận xét

0Nhận xét
Đăng nhận xét (0)
Đọc tiếp: