Các thông số cơ bản của một chiếc cầu trục tiêu chuẩn

Cầu Trục CSC
0

Việc lựa chọn một chiếc cầu trục phù hợp sẽ giúp cho người chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí và tối ưu hóa công việc nâng hạ. Để lựa chọn được thì chắc chắn điều đầu tiên người chủ đầu tư cần phải nắm được chính là các thông số của cầu trục. Vậy hãy cùng Top1Crane tìm hiểu về các thông số cơ bản của cầu trục trong bài viết dưới đây.

1. Loại cầu trục

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều kiểu, loại cầu trục khác nhau điển hình có thể kể đến như: Cầu trục dầm đơn, Cầu trục dầm đôi, Cầu trục quay, cầu trục monorail,.... Với mỗi một thiết kế sẽ phù hợp với một yêu cầu công việc cụ thể. Việc nắm được kết cấu cầu trục sẽ giúp người dùng xác định được các bộ phận còn lại dễ dàng hơn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm kiếm thì có thể mô tả sơ bộ hiện trạng nhà xưởng của mình để nhà cung cấp tư vấn cho bạn được chính xác nhất.

Xem thêm: Cầu Trục Bao Gồm Những Loại Nào? Ứng Dụng Của Cầu Trục Trong Thực Tế

2. Tải trọng nâng

Tải trọng nâng là khối lượng tối đa mà cầu trục có thể nâng được, bao gồm cả khối lượng của palang và thiết bị mang vật. Tải trọng nâng quyết định khả năng nâng hạ của cầu trục và ảnh hưởng đến kích thước, kết cấu và chất liệu của các bộ phận của cầu trục. Tải trọng nâng thường được biểu thị bằng ký hiệu Q và đơn vị là tấn hoặc kg.


Tải trọng nâng phải được thiết kế sao cho phù hợp với yêu cầu công việc và điều kiện làm việc của cầu trục. Nếu tải trọng nâng quá nhỏ, sẽ lãng phí chi phí đầu tư và không đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Nếu tải trọng nâng quá lớn, sẽ gây ra áp lực quá mức lên kết cấu và các bộ phận của cầu trục, làm giảm tuổi thọ và an toàn của cầu trục.

3. Chiều cao nâng

Chiều cao nâng là khoảng cách từ mặt sàn đến vị trí cao nhất mà móc có thể nâng được. Chiều cao nâng quyết định phạm vi nâng hạ của cầu trục và ảnh hưởng đến chiều cao của nhà xưởng, cột và dầm cầu trục. Chiều cao nâng thường được biểu thị bằng ký hiệu H và đơn vị là m.

Khi thiết kế chiều cao nâng người ta thường sẽ cần quan tâm đến môi trường làm việc của cầu trục, thiết bị cầu trục có làm việc trong môi trường gió lớn hay không, có bão, mưa hay không. Ngoài ra, chiều cao nâng càng lớn sẽ khiến dầm cầu trục chịu lực lớn hơn khi tải trọng lên cao vì thế mà việc tính toán thiết kế chiều cao nâng cần phải tối ưu thật tốt.

4. Khẩu độ dầm cầu

Khẩu độ dầm cầu là khoảng cách giữa hai dầm biên của cầu trục, quyết định phạm vi di chuyển của palang theo chiều ngang. Khẩu độ dầm cầu ảnh hưởng đến khả năng phủ sóng và bố trí của cầu trục trong nhà xưởng. Khẩu độ dầm cầu thường được biểu thị bằng ký hiệu l và đơn vị là m.

Khi tính toán khẩu độ cầu trục, nhà sản xuất sẽ dựa theo yêu cầu công việc và vị trí lắp đặt thực tế để tính toán khẩu độ sao cho hợp lý. Khẩu độ càng lớn chi phí kết cấu thép cho dầm chính càng nhiều, ngược lại khẩu độ càng nhỏ thì đôi khi không đáp ứng được yêu cầu đề ra. Vì vậy, hãy lưu ý về thông số này và chọn lựa cho phù hợp.

5. Chiều dài đường chạy

Chiều dài đường chạy là khoảng cách mà cầu trục có thể di chuyển dọc theo đường ray đặt trên vai cột nhà xưởng. Chiều dài đường chạy quyết định phạm vi di chuyển của cầu trục theo chiều dọc. Chiều dài đường chạy ảnh hưởng đến khả năng phục vụ và bố trí của cầu trục trong nhà xưởng. Chiều dài đường chạy thường được biểu thị bằng ký hiệu L và đơn vị là m. Chiều dài đường chạy phải được thiết kế sao cho phù hợp với chiều dài của nhà xưởng, cũng như không gian và yêu cầu công việc trong nhà xưởng. Thông số chiều dài đường chạy sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến chi phí sản xuất nên bạn cứ chọn sao cho thấy ưng ý là được.

6. Vận tốc cầu trục

Vận tốc làm việc là tốc độ di chuyển của các bộ máy trên cầu trục, bao gồm vận tốc nâng hạ vật, vận tốc di chuyển palang và vận tốc di chuyển cầu trục. Vận tốc làm việc quyết định hiệu suất và hiệu quả của việc nâng hạ. Vận tốc làm việc thường được biểu thị bằng ký hiệu v và đơn vị là m/s hoặc m/phút.

7. Chế độ làm việc

Chế độ làm việc là chỉ số biểu thị mức độ hoạt động của cầu trục trong một khoảng thời gian nhất định, phụ thuộc vào số lần nâng hạ, số giờ hoạt động và tỷ lệ tải trọng. Chế độ làm việc quyết định độ bền và tuổi thọ của cầu trục. Chế độ làm việc thường được biểu thị bằng ký hiệu A và có các giá trị từ A1 (nhẹ) đến A8 (nặng).

Xem thêm: Tiêu chuẩn thiết kế cầu trục FEM

Đăng nhận xét

0Nhận xét
Đăng nhận xét (0)
Đọc tiếp: