Tiêu chuẩn thiết kế cầu trục FEM (bộ tiêu chuẩn châu Âu về thiết bị nâng hạ)

Cầu Trục CSC
0

Tại Việt Nam các tiêu chuẩn chế tạo cầu trục điển hình có 3 loại phổ biến là tiêu chuẩn FEM (bộ tiêu chuẩn châu Âu về thiết bị nâng hạ), ASTM HST (American Society of Mechanical Engineers), ISO/ JIS hoặc TCVN 8590-5:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 4301-5:1991. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về tiêu chuẩn FEM và cách nó được sử dụng trong chế tạo cầu trục.

1. Bộ tiêu chuẩn châu Âu FEM trong chế tạo cầu trục

Tiêu chuẩn FEM (European Materials Handling Federation) là bộ tiêu chuẩn của Châu  Âu cho các thiết bị nâng hạ, cầu trục, cổng trục,… Tiêu chuẩn FEM dựa trên giả thuyết palang làm việc trong 10 năm. Khi lựa chọn chế độ làm việc theo FEM cần chú ý thời gian hoạt động trung bình trong 1 ngày của thiết bị nâng hạ (t) và tải trọng của hàng hoá cần nâng hạ.

2. Xác định các thông số trong tiêu chuẩn FEM

Để lựa chọn chế độ làm việc theo tiêu chuẩn FEM cần chú ý đến hai tham số là thời gian làm việc và chế độ tải trọng của cầu trục. Về tham số thời gian, dựa theo nhu cầu sử dụng thực tế để đặt ra một giả thiết bất kì còn chế độ làm việc thì lựa chọn một trong số các mức chế độ ở mực 2.2.

2.1 Thời gian làm việc trung bình của cầu trục trong ngày

Thời gian làm việc trung bình trong ngày của cầu trục được tính theo công thức:

t = (4*H*N*T)/(V*60)

Trong đó:

H: Chiều cao nâng trung bình, được tính theo đơn vị m

N: Số chu kì nâng trong 1 giờ, một chu kỳ nâng bao gồm một lần nâng, một lần hạ. 

T: Tổng số giờ làm việc trung bình trong ngày của cầu trục 

V: Tốc độ nâng lớn nhất của móc cẩu khi làm việc 

2.2 Chế độ làm việc của cầu trục theo tiêu chuẩn FEM

–Tải trọng nhẹ  (Light): Cầu trục rất ít khi hoạt động đủ tải, thường xuyên hoạt động ở dưới mức tải cho phép. VD: Cầu trục của bạn là cầu trục 3 tấn nhưng thường xuyên nâng hạ hàng hóa tải trọng 200-500kg. Thỉnh thoảng nâng hạ hàng hoá 2,5- 3 tấn. 

–Tải trọng trung bình (Medium): Cầu trục thường xuyên hoạt động với mức tải trung bình (40-60% tải trọng thiết kế), thỉnh thoảng hoạt động với đủ tải.

– Tải trọng nặng (Heavy duty):Cầu trục hoạt động đầy tải với cường độ cao (80% thời gian hoạt động). 

–Tải trọng rất nặng (Very heavy duty):Cầu trục luôn luôn hoạt động đầy tải với cường độ làm việc rất cao.VD: Cầu trục 5 tấn thường xuyên cẩu hàng 4-5 tấn.

Hướng dẫn sử dụng bảng FEM


Bảng chọn chế độ làm việc FEM

Để áp dụng bảng lựa chọn của FEM, đầu tiên cần xác định chế độ tải trọng cầu trục theo cột 1. Sau đó tính toán thời gian làm việc trung bình mỗi ngày của pa lăng cầu trục xem ở khoảng nào chiếu sang các cột bên phải, tiếp đến chiếu xuống hàng thứ 3 từ dưới lên sẽ biết cần cầu trục, palăng loại nào: 1Bm, 1Am hay 2m, 3m.

Ví dụ

– Nâng hạ vật nặng 3 tấn: Gọi là  Cầu trục 3 tấn 

– Tốc độ palang: 8m/phút (2 nhánh cáp)

– Chiều cao nâng hạ trung bình H=3m

– Số chu trình làm việc của palang N= 16/h

– Thời gian làm việc mỗi ngày T= 8h

– Mức tải: Nặng (phân biệt nặng, nhẹ theo mô tả bên dưới)

Ta có cách tính như sau:

Thời gian làm việc trung bình t = (4 x H x N x T/ V x 60) hours (h) = (4 x 3 x 16 x 8/ 8 x 60) = 3.2 h (< 4 giờ)

Số lần khởi động mỗi giờ: Giả thuyết mỗi lần khởi động cần thêm 2 lần để khởi động so với bình thường.

F = 4 x 16 x 3 = 192/h Tức là < 300

Kết luận: Chọn palang có chế độ làm việc FEM 3M

Trên đây là các hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn chế tạo cầu trục FEM. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về thiết bị này hãy để lại bình luận để Top1crane giải đáp cho bạn.

Đăng nhận xét

0Nhận xét
Đăng nhận xét (0)
Đọc tiếp: