Quy tắc an toàn khi vận hành cầu trục, cổng trục

Cầu Trục CSC
0

Để vận hành cầu trục và cổng trục được an toàn và hiệu quả, người sử dụng cầu trục cần phải nắm được các quy tắc ăn toàn. Dưới đây là một vài các quy tắc an toàn mà người vận hành cầu trục nên biết.

quy tăc an toàn khi vận hành cầu trục

1 - Chỉ những người được huấn luyện chuyên môn, đã trải qua các khóa qua sát hạch về an toàn thiết bị nâng mới được vận hành cầu trục. Người vận hành phải có giấy chứng nhận hoặc đưa ra được các giấy tờ chứng minh của bên thứ 3 cấp về khả năng vận hành cầu trục.

2 - Chỉ được phép sử dụng cầu trục có tem kiểm định còn thời hạn. Các sự cố về thiết bị trước đó phải được các nhân viên kiểm định an toàn xác nhận là đã xử lý và hoạt động tốt.

3 - Nếu cầu trục ngưng sử dụng trong một thời gian dài (khoảng 03 tháng) phải có biện pháp chống gỉ sét. Trước khi sử dụng lại phải kiểm tra các chi tiết dễ bị hỏng và tổng quan sơ lược mọi bộ phận khác.

4 - Trước khi vận hành, người vận hành cần kiểm tra lại và xác nhận các thiết bị an toàn như: giới hạn hành trình, cảm biến, nút dừng khẩn, móc tải… của cầu trục hoạt động tốt. Ngoài ra, hãy treo biển báo vào khu vực làm việc của cầu trục để cảnh báo những ai không phận sự thì miễn vào.

5 - Khi nâng hạ chuyển tải cấm người đứng phía bên dưới tải, người điều khiển phải đứng cách tải một khoảng cách đủ an toàn. Công nhân móc tải chỉ được phép đứng gần tải nâng, hạ khi độ cao của tải không lớn hơn 1m. Khi di chuyển tải theo phương ngang phải nâng tải lên cao cách chướng ngại vật ít nhất là 0.5m.

6 - Khi nâng tải nên dây treo tải phải được nâng theo phương thẳng đứng, không nâng xiên vật. Trước khi nâng phải nhấc thử lên độ cao 200-300mm để kiểm tra khả năng nâng chuyển của thiết bị, sau đó mới nâng chuyển tiếp. Khi hạ tải (gần bằng tải trọng cho phép) đến khoảng cách mặt sàn 200-300mm thì ngừng lại, sau đó hạ từ từ.

7 - Xếp tải phải đồng đều, xếp tải lên phương tiện vận chuyển phải đảm bảo sự cân bằng và ổn định. Khi bốc xếp tải lên phương tiện vận chuyển, người đứng trên phương tiện phải đứng cách tải đang treo trên móc một khoảng cách an toàn.

8 - Sau khi ngừng làm việc phải để tay bấm điều khiển thiết bị vào đúng vị trí quy định. Để đảm bảo an toàn hãy bấm nút dừng khẩn để khóa nguồn điện vào thiết bị. Lưu ý hãy nhớ đưa móc tải lên trên cao để đảm bảo an toàn.

9 - Cấm kéo lê tải trên mặt đất, mặt sàn. Cấm kéo tải khi đang nâng hạ hoặc di chuyển. Cấm người vận hành đứng trên tải khi tải di chuyển. 

10 - Khi nâng hạ tải phải có ít nhất 02 người: một người điều khiển và một người móc cáp và làm tín hiệu điều khiển cần thiết, người điều khiển chỉ được vận hành thiết bị theo tín hiệu của người đánh tín hiệu.

11 - Khi sử dụng cầu trục có gắn mâm từ cần thường xuyên kiểm tra các thiết bị an toàn khi mất điện, độ tin cậy của mâm từ, đề phòng rơi tải khi di chuyển, không chạy tốc độ cao, thắng gấp; có biển báo nguy hiểm hạn chế người qua lại khi cẩu đang làm việc.

12 - Tổ trưởng và an toàn viên chịu trách nhiệm kiểm tra dây cáp, dây xích. Công nhân vận hành thấy có biểu hiện không an toàn của dây cáp, dây xích phải lập tức báo với cấp trên và chỉ được phép sử dụng thiết bị nâng đó sau  khi đã xác định đảm bảo an toàn. Nếu dây xích, cáp mòn vượt quá tiêu chuẩn cho phép theo quy định thì phải loại bỏ.

13 - Khi làm các công việc sửa chữa cầu trục cần di chuyển cẩu tới vị trí an toàn, không gây ảnh hưởng đến vùng hoạt động của các cẩu khác, treo biển báo sửa chữa, bật đèn tín hiệu, cắt nguồn điện treo biển cấm thao tác. Tuân thủ các quy tắc an toàn khi làm việc trên cao.

Trên đây là 12 nguyên tắc an toàn khi vận hành các thiết bị cầu trục, cổng trục mà bạn cần nắm được. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn vận hành thiết bị của mình an toàn và hiệu quả hơn.

Đăng nhận xét

0Nhận xét
Đăng nhận xét (0)
Đọc tiếp: