Các chi tiết dễ bị hỏng khi cầu trục sử dụng lâu ngày

Cầu Trục CSC
0

Cầu trục sử dụng lâu ngày không thể không tránh khỏi tình trạng bị xuống cấp hoặc hư hỏng một số chi tiết quan trọng. Vậy các chi tiết nào dễ bị hỏng khi sử dụng cầu trục lâu ngày. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết và phòng tránh.

Các chi tiết dễ bị hỏng khi cầu trục sử dụng lâu ngày
Các chi tiết dễ bị hỏng khi cầu trục sử dụng lâu ngày

Dây cáp hư hỏng hoặc xuống cấp

Quá trình sử dụng cầu trục để nâng hạ lâu ngày thì bộ phận dễ bị xuống cấp nhất chính là dây cáp tải. Đây là một vấn đề khá phổ biến và nó là vấn đề hiển nhiên sẽ xảy ra. Một số vấn đề với dây cáp tải thường gặp như sau:

  • Dây cáp nhảy ra khỏi hệ thống rãnh puly.
  • Giảm đường kính cáp, đứt lõi cáp, ăn mòn bên trong hoặc bên ngoài.
  • Dây bên ngoài bị đứt.
  • Dây bị ăn mòn hoặc đứt ở điểm cuối cáp.

Một vài nguyên nhân gây ra sự cố cho dây cáp tải có thể kể đến như:

  • Dây cáp bị tuột khỏi rãnh puli, làm cho dây cáp không được căng thẳng và ổn định.
  • Dây cáp bị giảm đường kính, đứt lõi hoặc ăn mòn do ma sát, quá tải, thiếu bôi trơn hoặc tiếp xúc với nhiệt độ hoặc hóa chất cao.
  • Dây cáp bị đứt ở bề mặt ngoài hoặc ở điểm cuối cáp, làm cho dây cáp mất độ bền và an toàn.

Để phòng ngừa những sự cố này, bạn cần chú ý kiểm tra dây cáp trước khi sử dụng cầu trục và xử lý kịp thời nếu phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu nào của hư hỏng. Bạn cũng cần bôi trơn dây cáp đúng cách và định kỳ để giảm thiểu ma sát và ăn mòn. Bôi trơn không chỉ giúp cho các dây trong rãnh cáp trượt êm ái mà còn bảo vệ lõi, dây trong và bề mặt ngoài của dây cáp khỏi tác động của môi trường.

Hệ thống khung cột đỡ bị xuống cấp

Ngoài các tác động của môi trường làm ăn mòn kết cấu thép thì một nguyên nhân khác dẫn đến việc hệ thống khung cột đỡ bị hỏng là do khung đỡ cầu trục không được tính toán đầy đủ hoặc các lực không được tính đến trong quá trình thiết kế gây ra ứng suất quá tải cho dầm đỡ ray,các thanh giằng hoặc kết cấu đỡ.

Các loại ứng suất quá tải này có thể dẫn đến:

  • Tai nạn cho người vận hành và hàng hóa.
  • Cần trục bị hỏng hoặc trật bánh.
  • Thiết bị ngừng hoạt động, làm giảm năng suất.
  • Chi phí sửa chữa và thay thế các bộ phận cao.
  • Mòn nhanh các bộ phận khác như bánh xe, ổ trục, vòng bi, mặt bích…

Để phát hiện sớm các dấu hiệu của việc lệch cầu trục, bạn cần chú ý đến những điều sau khi cầu trục đang hoạt động:

  • Âm thanh kim loại va chạm lớn.
  • Mặt bích bánh xe bị hỏng hoặc nứt.
  • Mòn bất thường trên bánh xe, ổ trục bánh xe và đường ray.
  • Cần trục khó di chuyển qua các khu vực nhất định của đường ray.
  • Bánh xe trôi khi không điều khiển.

Bánh xe dầm biên bị mòn quá mức

Bánh xe được làm bằng thép hợp kim, thép cacbon thấp hoặc trung bình. Càng nhiều cacbon trong thép bánh xe sẽ càng cứng. Ngoài ra còn các phương pháp xử lý nhiệt có thể được sử dụng để tăng độ cứng của bánh xe – tăng tuổi thọ và khả năng chịu tải của bánh xe. 

Nếu bánh xe,vòng bi,trục hoặc mặt bích bánh xe bắt đầu mòn hoặc hỏng sớm, đó có thể là dấu hiệu cho thấy cầu trục đang bị lệch và không được kiểm tra đúng cách. Cầu trục bị trượt có thể gây mài mòn đường ray và phá hỏng các kết cấu đỡ khác.

Để tránh bị mòn sớm ở bánh xe, hệ thống đường chạy của bạn phải được thiết kế, thử nghiệm và kiểm tra thường xuyên bởi nhà sản xuất cầu trục có uy tín. Bất kỳ dấu hiệu nào của sự mài mòn sớm sẽ cho thấy khả năng xảy ra một vấn đề lớn hơn cần được giải quyết và khắc phục trước khi vấn đề chính xảy ra. Đảm bảo rằng bánh xe được làm phù hợp cho đường ray mà chúng đang chạy. Độ cứng phải phù hợp với độ cứng của đường ray.

Hệ thống điện bị hỏng hóc

Hệ thống điện cầu trục thường bao gồm 3 bộ phận chính là:

  • Hệ điện dọc, ngang.
  • Tủ điện điều khiển
  • Tay bấm điều khiển cầu trục

Sự cố với hệ thống điện dọc

Hệ thống điện dọc là bộ phận cung cấp nguồn điện cho cầu trục, nhưng cũng là bộ phận dễ bị sự cố khi có sự gián đoạn tiếp xúc giữa chổi lấy điện và thanh dẫn. Sự gián đoạn này có thể làm cho cầu trục mất nguồn điện và ngừng hoạt động. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra sự gián đoạn tiếp xúc, chẳng hạn như:

Lưỡi chổi làm từ than chì cacbon, có thể bị mòn theo thời gian và tạo ra bụi than chì cacbon. Bụi này là dẫn điện, có thể gây chập điện trong kết nối và làm hỏng hệ thống.

Thanh dẫn bị ăn mòn hoặc oxy hóa: Thành dẫn làm từ đồng, có thể bị ăn mòn hoặc oxy hóa do môi trường hoặc do không sử dụng cầu trục lâu ngày. Điều này làm giảm khả năng tiếp xúc và dẫn điện của thanh dẫn.

Thanh dẫn có thể bị lệch do lắp đặt sai, va đập hoặc biến dạng. Điều này khiến chổi lấy điện không ăn khớp với khe dẫn và mất nguồn ở một hoặc ba pha.

Để phòng ngừa những sự cố này, bạn cần kiểm tra và làm sạch chổi lấy điện và thanh dẫn thường xuyên để đảm bảo rằng sự tiếp xúc giữa chúng luôn ổn định và liên tục.

Sự cố với tủ điện

Nguyên nhân chủ yếu khiến tử điện cầu trục không hoạt động có thể là do nổ cầu chì hoặc nhảy aptomat. Hãy kiểm tra các bộ phận này và liên hệ với các bên chuyên về điện để khắc phục.

Sự cố với tay bấm điều khiển

Mặc dù không phổ biến lắm, nhưng có những môi trường tạo ra sóng vô tuyến riêng có thể cản trở hoạt động của cầu trục. Ví dụ có thể là một cơ sở thực hiện quy trình gia nhiệt cảm ứng hoặc hàn cảm ứng. Sóng vô tuyến được tạo ra trong các quá trình này có thể làm gián đoạn liên lạc giữa tay cầm điều khiển từ xa và bộ thu.

Trên các  tay bấm mặt dây và điều khiển từ xa , các nút ấn hoặc cần gạt có thể bị dính hoặc không phản hồi theo thời gian. Điều khiển có thể cần được thay thế hoặc sửa chữa để khắc phục bất kỳ vấn đề nào với hoạt động của các nút bấm.

Bạn cũng có thể thấy rằng các bộ điều khiển dây có thể bị ngắt kết nối hoặc bị kéo ra khỏi palăng. Lý do mà điều này có thể xảy ra là do người vận hành kéo tay bấm điều khiển dây trong quá trình thao tác nâng hạ vật. Nếu bộ điều khiển của bạn không phản hồi, bạn có thể cần phải kiểm tra xem dây có bị đứt kết nối đến palăng hay không, hoặc bảo dưỡng hệ thống và nối lại dây nếu bất kỳ dây nào bị lỏng.

Móc tải bị nứt vỡ, biến dạng

Móc tải là bộ phận dùng để kết nối vật nâng với cáp cẩu, móc tải phải được thiết kế sao cho phù hợp với hướng và trọng lượng của vật nâng. Nếu không móc tải đúng cách, móc tải có thể bị biến dạng, nứt hoặc gãy do ứng suất quá lớn. Vật nâng cũng có thể bị rơi hoặc trượt ra ngoài nếu bị kéo theo chiều ngang.

Để đảm bảo an toàn cho người và hàng, người chủ doanh nghiệp cần huấn luyện nhân viên cách sử dụng móc tải đúng quy cách. Đặc biệt, nếu móc tải có chốt an toàn, thì phải đóng chốt khi nâng hàng để tránh cho móc tải bị mở ra trong quá trình di chuyển.

Trên đây là 5 chi tiết dễ bị hư hỏng của cầu trục khi sử dụng lâu ngày. Hãy chú ý đến những chi tiết này và kiểm tra thường xuyên để giúp cho việc sử dụng cầu trục trở nên an toàn và hiệu quả hơn.

Đăng nhận xét

0Nhận xét
Đăng nhận xét (0)
Đọc tiếp: