Cầu trục dầm đôi và ứng dụng của nó trong thực tế

Cầu Trục CSC
0

Nếu bạn tìm kiếm một thiết bị cầu trục có khả năng nâng hạ tải trọng lớn và chi phí chế tạo rẻ thì cầu trục dầm đôi là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Cầu trục dầm đôi là một loại cầu trục có kết dầm chính được kết hợp từ 2 dầm đơn lắp song song nhau và được nối với nhau bằng dầm biên. Cầu trục dầm đôi được sử dụng để nâng hạ và di chuyển các hàng hóa có trọng lượng lớn, từ 20 tấn đến trên 100 tấn. Loại cầu trục này thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp nặng như sản xuất máy mốc, thủy điện, gang thép, khai thác... Cùng tìm hiểu chi tiết của loại cầu trục này trong bài viết sau đây.

Cấu tạo của cầu trục dầm đôi

Cấu tạo cầu trục dầm đôi
Cấu tạo cầu trục dầm đôi

Cầu trục dầm đôi được cấu tạo từ rất nhiều các chi tiết khác nhau và nếu như bạn chỉ tìm hiểu cấu tạo cơ bản của dòng cầu trục này thì bạn chỉ cần quan tâm đến 5 bộ phận chính của cầu trục dầm đôi bao gồm:

  • Dầm chính: là phần chịu lực chính của cầu trục, có độ cứng và độ đàn hồi cao. Dầm chính là sự kết hợp giữa 2 dầm hộp song song với nhau được kết nối với dầm biên. Trên dầm chính có đường ray để palang di chuyển.
  • Dầm biên: là phần kết nối giữa hai dầm chính và các cột nhà xưởng, có chức năng giảm thiểu va chạm và hỗ trợ di chuyển cầu trục. Trên dầm biên có lắp động cơ di chuyển dầm biên và bánh xe. Ngoài ra, với những thiết bị cầu trục lớn dầm biên có thể được lắp đặt cabin điều khiển giúp người vận hành dễ dàng quan sát trong quá trình cầu trục hoạt động.
  • Bánh xe: là một bộ phận nằm trong cụm dầm biên, tuy nhiên đây là một chi tiết khá quan trọng giúp cho cầu trục di chuyển trên ray (lắp trên các thanh ray đỡ dọc nhà xưởng). Bánh xe sẽ có bánh xe chủ động và bánh xe bị động. Bánh xe chủ động có động cơ giảm tốc để tạo ra lực kéo cho cầu trục. Bánh xe bị động không có động cơ mà chỉ theo sự di chuyển của bánh xe chủ động.
  • Động cơ di chuyển: được lắp đặt ở dầm biên và xe con cầu trục (với những loại cầu trục cỡ lớn sử dụng động cơ nâng là tời điện). Thiết bị cung cấp động lực cho cầu trục, bao gồm động cơ di chuyển cầu trục và động cơ di chuyển xe con. Động cơ di chuyển cầu trục là loại động cơ điện xoay chiều hoặc xoay chiều không đồng bộ, có khả năng điều chỉnh tốc độ. Động cơ di chuyển xe con là loại động cơ điện xoay chiều hoặc xoay chiều không đồng bộ, có khả năng điều chỉnh tốc độ và hướng quay.
  • Palang hoặc xe con: là phần nâng hạ hàng hóa, được lắp đặt trên dầm chính và di chuyển theo chiều ngang của cầu trục. Palang hoặc xe con có thể sử dụng cáp thép hoặc xích để kết nối với móc treo hàng. Palang hoặc xe con có thể được điều khiển bằng cabin, thiết bị điều khiển từ xa hoặc công tắc kéo.
  • Tủ điện: là phần điều khiển và an toàn cho cầu trục, bao gồm các thiết bị đóng cắt điện, thiết bị an toàn điện và thiết bị điều khiển cầu trục. Tủ điện được lắp ở vị trí thuận tiện cho việc kiểm tra và sửa chữa.
  • Hệ thống dẫn điện: là phần cấp điện cho cầu trục, bao gồm các dây điện, hệ điện dọc, hệ điện ngang đấu nối với tủ điện.
Cầu trục dầm đôi 5 tấn: Báo giá rẻ, lắp đặt trọn trọn gói A-Z

Nguyên lý hoạt động của cầu trục dầm đôi

Điện được truyền đến các động cơ điện để chuyển điện năng thành cơ năng, động cơ quay cung cấp momen xoắn, momen xoắn sinh ra với một tốc độ nhất định sẽ được chuyền qua các hộp giảm tốc để khống chế tốc độ giúp cầu trục di chuyển. Như vậy, toàn bộ dầm chính sẽ di chuyển theo chiều dọc của nhà xưởng. Xe con có chứa palang hoặc xe tời được lắp đặt trên dầm chính để di chuyển theo chiều ngang của cầu trục. Palang hoặc xe tời sẽ nâng hạ hàng hóa theo yêu cầu của người điều khiển.

Báo giá cầu trục dầm đôi 10 tấn, thi công lắp đặt trọn gói từ A-Z

Ứng dụng của cầu trục dầm đôi trong thực tế

Ứng dụng của cầu trục dầm đôi
Ứng dụng của cầu trục dầm đôi

Cầu trục dầm đôi có ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp nặng, có nhu cầu nâng hạ và di chuyển các hàng hóa có trọng lượng lớn, cồng kềnh và khó xử lý. Một số ứng dụng tiêu biểu của cầu trục dầm đôi là:

  • Trong ngành sản xuất nhiệt điện: sử dụng để nâng hạ và di chuyển các thiết bị như tuabin, máy phát điện, bình áp, bình chứa hay các vật liệu như than, tro bay hay tro xỉ.
  • Trong ngành sản xuất gang thép: sử dụng để nâng hạ và di chuyển các thiết bị như lò cao, lò rèn, máy ép hay các vật liệu như quặng sắt, than cốc, thép thanh hay thép cuộn.
  • Trong ngành sản xuất kết cấu hạng nặng: sử dụng để nâng hạ và di chuyển các kết cấu thép như khung nhà xưởng, khung giàn giáo, khung giàn khoan hay các kết cấu khác.
  • Trong ngành sản xuất thiết bị nặng: sử dụng để nâng hạ và di chuyển các thiết bị như máy công cụ, máy móc nông nghiệp, máy móc xây dựng hay các thiết bị khác.

Đăng nhận xét

0Nhận xét
Đăng nhận xét (0)
Đọc tiếp: