Cổng Trục Đẩy Tay - Nguyên Lý Hoạt Động Của Cổng Trục Đẩy Tay

Cầu Trục CSC
0

Cổng trục đẩy tay được chế tạo ra như một thành tựu của thời đại vì những giá trị tốt đẹp mà nó mang lại cho ngành công nghiệp của con người. Sau đây, Top1cranes sẽ chia sẻ cho bạn một vài điều cần biết về cổng trục đẩy tay và nguyên lý hoạt động của cổng trục đẩy tay.

Một số điều cần biết về cổng trục đẩy tay

Cổng trục đẩy tay là thiết bị nâng hạ được thiết kế với trọng lượng nhẹ cùng kích thước nhỏ gọn, tiện lợi. Do đó, nó thích hợp nâng hạ với những vật có tải trọng nhỏ và thường được giới hạn từ 1 tấn đến 4 tấn trở về tùy theo mục đích sử dụng. Cổng trục đẩy tay có thể hoạt động nâng, hạ hay di chuyển hàng hóa thì phải dựa vào sức người để đẩy và di chuyển toàn bộ cổng trục trong phạm vi hoạt động. 

Cổng trục đẩy tay thường phân thành hai loại phổ biến mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống như: 

  • Cổng trục đẩy tay loại dùng palăng điện, palăng xích hay palang cáp,...
  • Cổng trục đẩy tay dùng palang kéo tay kết hợp với con chạy kéo tay.

Đôi điều về cổng trục đẩy tay
Đôi điều về cổng trục đẩy tay

Kết cấu của cổng trục đẩy tay là như thế nào?

Cổng trục đẩy tay được cấu tạo từ các bộ phận chính như: dầm chính, dầm biên, chân cổng, pa lăng (thiết bị tời), bánh xe chịu tải và hệ thống nguồn điện. Tất cả các bộ phận sẽ kết hợp hài hòa với nhau tạo thành chiếc cổng di động linh hoạt. Cấu tạo cụ thể của các bộ phận được các kỹ sư thiết kế như sau:

  • Dầm chính của cổng trục đẩy tay: Được cấu thành nên từ thép hình chữ I cán nóng hoặc từ thép tổ hợp tạo hình chữ I. Hai đầu dầm chính có bản mã và được khoan lỗ bu lông ở bốn góc.
  • Chân cổng trục đẩy tay: Được làm từ thép hình (ví dụ C chập, C gấp). Mặt cắt của chân cổng được tạo thành sau khi tạo hình dạng hộp.
  • Dầm biên (dầm đầu): Nằm ở dưới chân cổng và có cấu tạo, mặt cắt tương tự như chân cổng tùy vào tải trọng của cổng trục đẩy tay.
  • Bánh xe chịu tải: Nằm ở dưới dầm biên của cổng trục đẩy tay. Nó được thiết kế để có thể xoay 360 độ và kèm theo khóa nhằm thực hiện được nhiều hoạt động hơn. Từ đó gia tăng hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.
  • Palang (thiết bị tời): Chúng được treo và có thể di chuyển dưới dầm chính của cổng trục đẩy tay. Cổng trục đẩy tay thường dùng 3 loại palang phổ biến có thể kể đến là: palang xích tay, palang xích điện hay palang cáp điện.
  • Nguồn điện: Nó được dùng cho cổng trục có palang cáp điện hay palang xích điện. Nguồn điện sẽ bao gồm tủ điện, các đấu nối và dây điện để cung cấp nguồn điện cho cổng trục đẩy tay khi hoạt động.
Xem thêm: Báo giá cổng trục cho nhà xưởng, thi công lắp đặt trọn gói 2023

Thiết bị tời cổng trục đẩy tay
Thiết bị tời cổng trục đẩy tay

Chi tiết nguyên lý hoạt động của cổng trục đẩy tay

Nguyên lý hoạt động của cổng trục đẩy tay cũng tương đối đơn giản, gần giống với các loại cổng trục phổ biến khác. Cụ thể, để di chuyển cổng trục đẩy tay, người dùng phải mở khóa tại các bánh xe chịu tải. Sau đó, dùng lực của cánh tay tác động vào hai chân cổng trục và đẩy chúng đi bất cứ khu vực nào trong phạm vi hoạt động. 

Nguyên lý hoạt động của cổng trục đẩy tay tương đối đơn giản
Nguyên lý hoạt động của cổng trục đẩy tay tương đối đơn giản

Các bánh xe chịu tải của cổng trục đẩy tay có thể xoay 360 độ nên người dùng có thể điều chỉnh cổng trục đẩy tay đi thẳng, sang trái, sang phải hay quay tròn theo ý muốn. Thêm vào đó, khi đẩy cổng trục vào vị trí làm việc thì trước hết cần phải khóa bánh xe lại. Sau đó, di chuyển palang nâng hạ vào giữa vị trí vật nâng và kiểm tra lần cuối mọi thứ để đảm bảo an toàn rồi mới tiến hành nâng hạ và di chuyển tải.

Lưu ý, để cổng trục đẩy tay có thể di chuyển được trơn tru, thuận lợi thì mặt bằng hoạt động phải bằng phẳng, nhẵn, không gồ ghề,...

Ứng dụng thực tế của cổng trục đẩy tay

Cổng trục đẩy tay được sử dụng rất phổ biến trong thực tế do nhu cầu sử dụng của các ngành nghề đang gia tăng đáng kể hiện nay. Nó có thể được gia công chế tạo để phù hợp với yêu cầu và mong muốn của người dùng. Vì nó có thể thay đổi chiều dài của dầm chính hay chiều cao của cổng trục để phù hợp với công việc thực tế. 

Với kết cấu đơn giản, lắp đặt dễ dàng cùng chi phí đầu tư thấp, cổng trục đẩy tay đã trở thành thiết bị nâng hạ được ưa dùng nhất cho những khu vực dân dụng cần nâng hạ tải trọng nhỏ. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh cổng trục đẩy tay đang hoạt động tại các nhà xưởng, nhà kho, trung tâm thương mại, các nhà hàng lớn,…

Cổng trục đẩy tay đang hoạt động tại các nhà xưởng
Cổng trục đẩy tay đang hoạt động tại các nhà xưởng

Trên đây là một số thông tin về cổng trục đẩy tay và nguyên lý hoạt động của cổng trục đẩy tay. Hy vọng với những chia sẻ của Top1cranes, bạn sẽ có thêm kiến thức về loại cổng trục này. Và nếu như bạn có nhu cầu sử dụng dòng cổng trục này thì hãy liên hệ với Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp SHM để nhận báo giá tốt nhất.

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP SHM

Địa chỉ: Số 65 Lô 5 Đền Lừ 2, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 0983.648.885 - 0982.330.336

Website: https://shmcranes.vn

Nhà máy 1: Cụm công nghiệp Kim Bình, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Nhà máy 2: 79 đường Chu Mạnh Trinh, Xã Phước Tân, TP. Biên Hoà, Đồng Nai.

Facebook: https://www.facebook.com/shmcranes

Twitter: https://twitter.com/shmcrane

Youtube: https://www.youtube.com/@shmcranes

Đăng nhận xét

0Nhận xét
Đăng nhận xét (0)
Đọc tiếp: